Chuyển đến nội dung chính

Thói quen tốt giúp tạo động lực trong việc học tập bộ môn thư pháp chữ Việt

Thói quen tốt giúp tạo động lực trong việc học tập bộ môn thư pháp chữ Việt
Cho dù bạn đã tham gia học thư pháp từ rất lâu hoặc mới bắt đầu tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật mới lạ này, cho dù bạn đã viết hàng trăm tác phẩm hoặc mới chỉ tập tọe học các nét bút pháp căn bản ban đầu thì bao giờ cũng sẽ có một khoảng thời gian bạn đối mặt với cảm giác chán nản, không muốn tập luyện thư pháp thêm. Năm 2017 đã qua đi, bạn luôn tự hỏi mình đã tiến bộ điến đâu, làm được những gì trong một năm ấy. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho bạn những thói quen tốt để hình thành nên động lực luyện tập thư pháp hàng ngày cho bạn. Đây là những gợi ý cụ thể, và chắc chắn để nó trở thành thói quen, đòi hỏi bạn phải thực hiện một cách nghiêm túc. Vì gieo suy nghĩ, gặt hành động, gieo hành động thì gặt thói quen mà^^

Hãy cũng với kiến thức thư pháp tìm hiểu về những thói quen tập thư pháp tạo nên động lực cho bản thân bạn nhé

1. Hãy có một kế hoạch

Cho dù làm việc gì đi chăng nữa, mỗi chúng ta đều cần phải có một bảng kế hoạch nhất định để biết được bản thân mình đang ở mức độ nào. Nếu bạn mới tập luyện thư pháp Việt, hãy đặt ra một số mục tiêu cho bản thân mình, VD: Trong năm 2018, tôi sẽ tập thành thạo bộ bút pháp cơ bản và tập thật tốt Điền thể trong thư pháp.
Việc lập nên một kế hoạch ngắn hạn, hoặc thậm chí là dài hạn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xây dựng cho mình thói quen kiểm tra tiến độ hiện tại mà bản thân bạn đạt được. Mỗi ngày kiểm tra tiến độ một lần, nếu cảm thấy mình đang chậm hơn hoặc nhanh hơn so với tiến độ đặt ra, chúng ta có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.

2. Nên nghỉ ngơi giữa những lần luyện tập

Việc luyện tập trong thời gian dài rất dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bên cạnh đó, khoa học cũng đã chứng minh rằng khi chúng ta học tập một điều gì đó mới lạ, tốt nhất là nên học theo từng chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 20 phút, sau đó hãy nghĩ ngơi, thư giãn đầu óc. Để đôi tay, đôi mắt của bạn có thời gian được phục hồi, đầu óc có thời gian để nghĩ về những điều bạn vừa viết. Điều đó khiến cho việc học hỏi có thêm nhiều kết quả tốt, và đạt hiệu quả cao hơn.

Việc bạn cố gắng tập nhiều là không sai, tuy nhiên nó tạo ra một cảm giác ức chế và rất dễ khiến cho bạn mắc phải một số biến chứng, ví dụ như khi chúng ta đứng viết quá lâu, sẽ bị đau lưng nên hôm sau sẽ không thể viết được nữa, khiến cho việc học tập trở nên gián đoạn, ảnh hưởng lớn tới quá trình cũng như động lực cho bản thân.

3. Đừng quá nôn nóng nhé!

Đây là một số sai lầm mà nhiều người mắc phải khi mới bắt đầu tập luyện bộ môn thư pháp Việt, bạn càng mong muốn đạt được trình độ cao, sự nôn nóng càng nhiều thì khả năng thất bại càng lớn. Mình đã từng chứng kiến nhiều người viết những bức thư pháp quá xấu, đến khi muốn chỉnh lại tay hoặc bút pháp căn bản thì không được vì đã quen tay với lối viết cũ. Sau đó là cảm giác chán nản khi không thể viết lên tay thêm nữa, và cuối cùng là sự chán nản, bỏ dở giữa chừng.

Thư pháp Việt vốn là một bộ môn cần phải nhẫn nại, và cần phải trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách mới có thể thành công, vì vậy hãy tập cho mình thói quen từ từ, bình tĩnh trong việc luyện tập những nét từ cơ bản đến nâng cao. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy

4. Chăm sóc cho sức khỏe của bạn

Đơn giản là khi chúng ta có sức khỏe, chúng ta có thể làm được tất cả mọi thứ. Mặc dù thư pháp Việt nhìn thì yếu ớt vậy thôi, những cũng cần phải có một thể lực tốt, một trí lực dồi dào thì mới theo đuổi được. Thậm chí, ở nhiều trường hợp người ta có thể biết được sức khỏe của một người như thế nào thông qua việc nhìn vào nét chữ của người đó. Chính vì vậy, hãy ngồi xuống, hít thật sâu, nhai thật lâu, ăn thật kỹ, bổ sung thật đa dạng các loại thức ăn, hoa quả để đảm bảo một sức khỏe tốt, một tinh thần minh mẫn, yêu đời và tiếp tục luyện tập thư pháp nha.

5. Hạn chế những hoạt động vô bổ

Việc tham gia vào những cuộc nhậu nhẹt, rượu chè lại là một trong những điều mà mình khuyên các bạn nên tránh, vì những thức uống này có ảnh hưởng lớn tới nét chữ và việc làm chủ bản thân, càng đâm vào những thứ này, càng có hại cho việc luyện tập thư pháp. Chính vì thế, hãy tránh càng xa càng tốt nha các bạn.

Trên đây là một số thói quen cho những người viết chữ nên có, hy vọng rằng nó sẽ giúp ích được phần nào cho bạn trong thời gian tập luyện bộ môn thư pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách đánh giá một tác phẩm thư pháp

Bạn đang muốn mua một bức trnah thư pháp? Bạn đang muốn tìm hiểu xem thế nào là một tác phẩm thư pháp đẹp? Bạn muốn tránh việc mua phải những tác phẩm thư pháp xấu, hoặc tránh mua phải những tác phẩm quá đắt so với giá trị thực tế của bức thư pháp này? Đây chắc chắn là bài viết giành cho bạn. Mặc dù đến với thư pháp không lâu, nhưng tôi nghĩ rằng đến hôm nay mình phải viết ra những dòng này, để một phần vừa góp thêm chút sức lực nhỏ bé vào biển trời kiến thức mênh mông, kế đến là góp thêm một chút tiếng nói của mình để cho nền văn hóa nghệ thuật thư pháp Việt thêm ngày một phát triển. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi xin đưa ra một số quan điểm để các bạn đánh giá một tác phẩm thư pháp. Dưới đây là nội dung của bài viết: Trong bài viết “ Thế nào là một bức thư pháp đẹp ” của Thanh Phong trên Blog của anh ấy, các quan điểm của anh ấy đã nêu ra khá chính xác khi nói đến vấn đề “Một bức thư pháp đẹp phải hội tụ đầy đủ các tiêu chí về thần, ý, chí, khí”… Đối với tôi, một tác phẩm

5 kỹ năng tiếp thị có thể học ở Thanh Phong

Thanh Phong – Một trong những thành viên của Việt thư đạo quán đã và đang sử dụng nhiều phương thức để thể hiện các tác phẩm của mình. Hiện nay cậu đang dần được mọi người biết đến, công nhận về khả năng sáng tạo và đưa ra các sản phẩm mới chất lượng hơn, đẹp hơn. Các bạn mới học thư pháp có thể vào website của cậu ấy và tìm đọc các bài viết có liên quan đến các kinh nghiệm thư pháp . Xem xét kỹ càng các sản phẩm của cậu ấy, ta có thể thấy rằng, bí quyết thành công của cậu ấy chính là: 1. Nhất nghệ tinh Phương pháp tìm kiếm thông tin của Thanh Phong ngay từ những ngày đầu tiên đã được chú trọng một cách tuyệt đối, và chính nhờ sự liên tục tìm kiếm, đào sâu các thông tin có được trên mạng mà cậu ấy đã dần dần tìm ra những nội dung thú vị để đưa vào các mẫu sản phẩm tranh thư pháp của mình. Bằng cách thực hiện chỉ duy nhất một công việc đó là phát triển kỹ thuật viết thư pháp mà chủ đạo là tìm kiếm những thông tin chất lượng, cậu ấy đã được đánh giá là người có khả năng cho ra