Chuyển đến nội dung chính

Cách đánh giá một tác phẩm thư pháp

Cách đánh giá một tác phẩm thư pháp
Bạn đang muốn mua một bức trnah thư pháp? Bạn đang muốn tìm hiểu xem thế nào là một tác phẩm thư pháp đẹp? Bạn muốn tránh việc mua phải những tác phẩm thư pháp xấu, hoặc tránh mua phải những tác phẩm quá đắt so với giá trị thực tế của bức thư pháp này?

Đây chắc chắn là bài viết giành cho bạn. Mặc dù đến với thư pháp không lâu, nhưng tôi nghĩ rằng đến hôm nay mình phải viết ra những dòng này, để một phần vừa góp thêm chút sức lực nhỏ bé vào biển trời kiến thức mênh mông, kế đến là góp thêm một chút tiếng nói của mình để cho nền văn hóa nghệ thuật thư pháp Việt thêm ngày một phát triển.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi xin đưa ra một số quan điểm để các bạn đánh giá một tác phẩm thư pháp. Dưới đây là nội dung của bài viết:

Trong bài viết “Thế nào là một bức thư pháp đẹp” của Thanh Phong trên Blog của anh ấy, các quan điểm của anh ấy đã nêu ra khá chính xác khi nói đến vấn đề “Một bức thư pháp đẹp phải hội tụ đầy đủ các tiêu chí về thần, ý, chí, khí”…

Đối với tôi, một tác phẩm thư pháp đẹp, trước hết phải hội tụ được những tiêu chí sau đây:

- Không vi phạm các lỗi sai cơ bản.

Cụ thể là những lỗi sai trong bố cục, cách thể hiện, lỗi sai về chính tả, về câu chữ, về ý nghĩa, về cách kết hợp giữa hình ảnh và nội dung. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà tôi nghĩ rằng đối với những người đang tìm hiểu về vấn đề này cần phải biết.

Lỗi sai về bố cục: 

Khi bạn nhìn vào tác phẩm thư pháp, nếu những con chữ thể hiện trên tác phẩm quá thiên về bên trái hoặc bên phải, quá lệch về bên trên hay bên dưới, ấn chương, con dấu đóng hời hợt hoặc thậm chí không có (con dấu là những ký hiệu màu đỏ được tác giả đặt lên tác phẩm với họa tiết riêng biệt được khắc trên những vật liệu nhỏ bằng gỗ hoặc đá, trên đó thường có ghi rõ tên tuổi, tự hiệu, hình ảnh đại diện cho cá nhân của tác giả viết tác phẩm thư pháp) thì chắc chắn bức thư pháp đó là một bức thư pháp không có mấy giá trị.

Lỗi sai về chính tả: 

Hãy đọc qua tác phẩm để kiểm tra thật kỹ lưỡng các lỗi sai về chính tả. Một người viết thư pháp bình thường không bao giờ được phép sai lầm lỗi sai ngớ ngẩn này.

Nếu bạn không đọc được chữ mà nhà thư pháp ấy viết ra, có thể yêu cầu người viết giải thích các đường nét ấy cho bạn.

Thông thường những nhà thư pháp sẽ rất vui vẻ giải thích cho bạn về nét chữ họ viết ra, tại sao lại viết như thế, viết như thế có ý nghĩa gì, tại sao không thể viết theo kiểu khác. Nếu như người viết không đưa ra được lời giải thích phù hợp hoặc có thái độ lạ, không chịu giải thích cách viết cho bạn, thì tốt nhất bạn không nên mua bức thư pháp ấy, vì có thể họ đã áp dụng sai bút pháp.

Lỗi sai về cách ngắt tăng: 

Bạn cứ hình dung đơn giản rằng khái niệm “ngắt tăng” là cách xuống dòng trong một văn bản.

Nếu người viết thư pháp mà viết cho bạn một tác phẩm chữ Đức với lối viết ngắt xuống dòng kiểu như:
Người có tài mà không có
Đức chỉ là kẻ vô dụng
Thì đây chính là biểu hiện cho việc ngắt tăng sai trong thư pháp. Hãy tránh việc mua phải những tác phẩm thư pháp kiểu này vì nó mang những hàm ý không tốt khi ngắt tăng sai, sẽ khiến cho người đọc bị hiểu lầm.

Ngoài ra còn một số lỗi khác như lỗi về thể hiện con chữ (Nếu như người viết thể hiệu chữ Dần mà cách đưa bút của họ khi nối chữ “D” với chữ “â” lại khiến cho cả con chữ cảm tưởng như chữ “Đần” thì tốt nhất bạn không nên mua) và nhiều lỗi khác nữa, nhưng với kiến thức eo hẹp của mình tôi xin dừng bài viết này tại đây.

Rất hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích thêm cho quý vị độc giả trong việc chọn mua được những tác phẩm thư pháp ưng ý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thói quen tốt giúp tạo động lực trong việc học tập bộ môn thư pháp chữ Việt

Cho dù bạn đã tham gia học thư pháp từ rất lâu hoặc mới bắt đầu tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật mới lạ này, cho dù bạn đã viết hàng trăm tác phẩm hoặc mới chỉ tập tọe học các nét bút pháp căn bản ban đầu thì bao giờ cũng sẽ có một khoảng thời gian bạn đối mặt với cảm giác chán nản, không muốn tập luyện thư pháp thêm. Năm 2017 đã qua đi, bạn luôn tự hỏi mình đã tiến bộ điến đâu, làm được những gì trong một năm ấy. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho bạn những thói quen tốt để hình thành nên động lực luyện tập thư pháp hàng ngày cho bạn. Đây là những gợi ý cụ thể, và chắc chắn để nó trở thành thói quen, đòi hỏi bạn phải thực hiện một cách nghiêm túc. Vì gieo suy nghĩ, gặt hành động, gieo hành động thì gặt thói quen mà^^ Hãy cũng với kiến thức thư pháp tìm hiểu về những thói quen tập thư pháp tạo nên động lực cho bản thân bạn nhé 1. Hãy có một kế hoạch Cho dù làm việc gì đi chăng nữa, mỗi chúng ta đều cần phải có một bảng kế hoạch nhất định để biết được bản thân mì

5 kỹ năng tiếp thị có thể học ở Thanh Phong

Thanh Phong – Một trong những thành viên của Việt thư đạo quán đã và đang sử dụng nhiều phương thức để thể hiện các tác phẩm của mình. Hiện nay cậu đang dần được mọi người biết đến, công nhận về khả năng sáng tạo và đưa ra các sản phẩm mới chất lượng hơn, đẹp hơn. Các bạn mới học thư pháp có thể vào website của cậu ấy và tìm đọc các bài viết có liên quan đến các kinh nghiệm thư pháp . Xem xét kỹ càng các sản phẩm của cậu ấy, ta có thể thấy rằng, bí quyết thành công của cậu ấy chính là: 1. Nhất nghệ tinh Phương pháp tìm kiếm thông tin của Thanh Phong ngay từ những ngày đầu tiên đã được chú trọng một cách tuyệt đối, và chính nhờ sự liên tục tìm kiếm, đào sâu các thông tin có được trên mạng mà cậu ấy đã dần dần tìm ra những nội dung thú vị để đưa vào các mẫu sản phẩm tranh thư pháp của mình. Bằng cách thực hiện chỉ duy nhất một công việc đó là phát triển kỹ thuật viết thư pháp mà chủ đạo là tìm kiếm những thông tin chất lượng, cậu ấy đã được đánh giá là người có khả năng cho ra